Bí quyết lựa chọn vật liệu phủ bề mặt tối ưu cho tủ bếp và tủ nội thất

Có nhiều loại bề mặt phủ khác nhau để bạn có thể lựa chọn tùy theo phong cách và nhu cầu sử dụng. Sau đây là 4 loại bề mặt phủ phổ biến đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Trong thiết kế và làm tủ bếp, tủ nội nội thất, bề mặt tủ là chi tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền sản phẩm và tính thẩm mỹ. Có nhiều loại bề mặt phủ khác nhau để bạn có thể lựa chọn tùy theo phong cách và nhu cầu sử dụng. Sau đây là 4 loại bề mặt phủ phổ biến đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

1. Bề mặt phủ Melamine

Bề mặt phủ Melamine

Melamine thực chất là một loại bề mặt được làm từ nhựa tổng hợp. Hay nói một cách dễ hiểu nó là một lớp giấy trang trí (decorative Paper) được phủ keo Melamine, có độ dày rất mỏng khoảng 0.3 mm.

Lớp giấy trang trí Melamine được phủ lên cốt gỗ và được ép nén bằng máy ép chu kỳ ngắn theo thông số tiêu chuẩn. Thông thường Melamine được phủ lên cốt gỗ ván dăm (MFC) hoặc ván mịn (MDF).

Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm. Có các kích thước phổ thông là 1220 x 2440mm hoặc 1830 x 2440mm. Lớp phủ Melamine rất đa dạng về màu sắc, mẫu mã cho bạn lựa chọn.

Ưu điểm:

+ Giá thành rẻ nhất trong các loại vật liệu lớp phủ bề mặt

+ Tính ứng dụng cao trong thiết kế và thi công nội thất, đồng đều màu

+ Sản xuất, gia công đơn giản, nhanh chóng

Nhược điểm:

+ Khả năng chịu chống va đập, trầy xước kém hơn các loại vật liệu khác

Ứng dụng:

Melamine rất phù hợp giá tiền nên được áp dụng làm cho các văn phòng, công sở như bàn, tủ, hộc văn phòng làm việc, các hệ tủ áo, giường…

2. Bề mặt phủ Laminate

Bề mặt phủ Laminate

Laminate cũng là một loại bề mặt gỗ công nghiệp được làm từ nhựa tổng hợp, tương tự như Melamine. Nhưng Melamine không thể sử dụng rời được còn Laminate là loại cao cấp và có độ dày nhiều hơn Melamine. Độ dày của Laminate là từ 0.5 – 1mm. Tuy nhiên, độ dày phổ thông vẫn hay được dùng là 0.7 – 0.8mm.

Tấm Laminate vô cùng đa dạng về màu sắc và chuẩn loại bề mặt, dễ sử dụng hơn tấm Melamine có thể dán vào bất cứ bề mặt gỗ nào, bất kỳ độ dày nào và vô cùng linh hoạt trong sản xuất.

Ưu điểm

+ Đa dạng về màu sắc mẫu mã

+ Tính thẩm mỹ độ bền cao

+ Khả năng chống trầy xước, chịu va đập tốt nhất so với các loại bề mặt phủ khác

+ Phù hợp với nhiều không gian kiến trúc và đối tượng khách hàng

Nhược điểm:

+ Giá thành khá cao

+ Khi gia công yêu cầu máy móc và kỹ thuật hiện đại

Ứng dụng:

Ứng dụng trong thi công các công trình kiến trúc từ bình dân đến sang trọng hiện đại. Thiết kế các sản phẩm nội thất gia đình, tủ áo, tủ bếp, bệnh viện, trường học đến ốp vách, ốp trần, ốp cột thậm chí là cả cầu thang.

3. Bề mặt phủ Acrylic

Bề mặt Acrylic

Tấm Acrylic đang là sản phẩm được ưa chuộng, là dạng Nhựa cao cấp với lõi là ABS, được sản xuất theo công nghệ đùn nhựa ra dạng tấm 1m2 x 2m4 và độ dày từ 0.8 – 1mm.

Nhắc tới Acrylic, người ta sẽ ngay lập tức nghĩ đến tính bóng gương mà nó mang lại. Bề mặt Acrylic rất nhẵn bóng và rất phẳng mịn, lại vô cùng đa dạng màu sắc để người dùng thoải mái lựa chọn. Vật liệu này được đánh giá là dễ lau chùi, vệ sinh nhất trong tất cả các loại lớp phủ bề mặt gỗ. Acrylic chính là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai theo đuổi phong cách sang trọng, tinh tế.

Hiện nay bề mặt Acrylic có 2 loại gồm Acrylic bóng gương và Acrylic mờ. Tấm Acrylic chủ yếu được sử dụng để làm cánh tủ bếp và cánh tủ áo. Lưu ý tấm Acrylic có bề mặt bóng nên chỉ khuyến cáo sử dụng có mặt đứng không sử dụng cho mặt nằm ngang.

Bề mặt Acrylic mờ
Bề mặt Acrylic bóng gương

 

Ưu điểm:

+ Bề mặt sáng bóng, tôn lên vẻ đẹp sang trọng, tạo cảm giác rộng rãi cho không gian

+ Độ bền cao, chống bám bẩn và dễ dàng vệ sinh

+ Bảng màu vô cùng phong phú và độc đáo

Nhược điểm:

+ Máy móc gia công yêu cầu kỹ thuật cao

+ Không phù hợp với kiến trúc cổ điển.

4. Bề mặt phủ Veneer

Bề mặt phủ Veneer

Khác với những loại lớp phủ bề mặt khác. Veneer mang bản chất là gỗ tự nhiên (thường là gỗ sồi hoặc xoan đào, tần bì) được bóc ly tâm thành từng lớp mỏng như tờ giấy có độ dày 0.3 – 0.6 mm. Sau khi được sử lý kỹ, người ta sẽ dùng những lớp gỗ mỏng này dán trực tiếp lên gỗ công nghiệp để phủ bề mặt.

Veneer mang đủ đặc điểm của gỗ tự nhiên: vân gỗ đẹp, có độ đàn hồi tốt sau khi tẩm sấy

Ưu điểm:

+ Vân gỗ tự nhiên, đều, màu gỗ tự nhiên

+ Có độ đàn hồi tốt

+ Chống tình trạng cong vênh, co ngót

Nhược điểm: Đây là loại bề mặt ít được sử dụng để làm tủ bếp nhất do những nhược điểm

+ Không chịu được nước

+ Dễ bị phai màu

+ Khó lau chùi, vệ sinh do không dùng được hóa chất

Ứng dụng:

Nội thất nhà ở, văn phòng, bàn ghế, tủ kệ, vách ngăn..

Mỗi loại bề mặt phủ đều có ưu và nhược điểm riêng nên tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn bề mặt phủ phù hợp. Hy vong bài viết này cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về các loại bề mặt phủ đang phổ biến nhất hiện nay.

Hãy kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn nhiều hơn nữa
090 6789 314
noithattubepidom@gmail.com
314 Nguyễn Hữu Thọ - Phường Khuê Trung - Quận Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng
8:00 AM - 6:00 PM
Yêu cầu tư vấn