Giải pháp thiết kế tối ưu không gian cho nhà bếp nhỏ hẹp

Không gian nhà bếp nhỏ thường hạn chế về nhiều mặt, có thể gây bất tiện cho quá trình nấu nướng. Tuy nhiên, nếu ứng dụng các giải pháp hợp lý, thiết kế tủ bếp cho không gian nhỏ không còn là nỗi lo. Hãy cùng IDOM tham khảo các giải pháp cực hay để tối ưu không gian cho nhà bếp nhỏ hẹp qua bài viết này nhé!

Không gian nhà bếp nhỏ thường hạn chế về nhiều mặt, có thể gây bất tiện cho quá trình nấu nướng. Tuy nhiên, nếu ứng dụng các giải pháp hợp lý, thiết kế tủ bếp cho không gian nhỏ không còn là nỗi lo. Hãy cùng IDOM tham khảo các giải pháp cực hay để tối ưu không gian cho nhà bếp nhỏ hẹp qua bài viết này nhé!

1. Các vấn đề thường gặp của tủ bếp trong không gian nhà bếp nhỏ

- Không gian chật chội.

- Luồng di chuyển, làm việc khó khăn.

- Hạn chế không gian lưu trữ và sắp xếp đồ dùng.

- Hạn chế trong việc lựa chọn thiết bị. Gia chủ buộc phải chọn những thiết bị thực sự quan trọng, hoặc thiết bị có đa công năng.

2. Giải pháp thiết kế tối ưu không gian cho nhà bếp nhỏ hẹp

Các vấn đề trên sẽ không còn là nỗi lo nếu lựa chọn giải pháp phù hợp với không gian. Hãy tham khảo các giải pháp mà IDOM gợi ý tới bạn sau đây.

2.1 Thiết kế bếp thông với phòng khách

Các thiết kế phòng khách và bếp thông nhau, không vách ngăn là giải pháp được ứng dụng nhiều nhất hiện nay cho các căn hộ chung cư nhỏ. Việc phá bỏ đi bức tường hay vách ngăn làm tăng cường sự kết nối giữa các khu vực và gắn kết các thành viên trong gia đình. Không chỉ căn hộ chung cư mà các ngôi nhà phố nhỏ có diện tích khiêm tốn đều có thể lựa chọn giải pháp này.

Ngoài ra, để cho không gian bớt bị nhàm chán, bạn có thể tham khảo một số cách phân chia các phòng mà không cần vách ngăn.

Thay đổi độ cao của sàn để phân chia không gian: Ví dụ như nâng cao sàn nhà để phân chia phòng khách với phòng ăn, hoặc hạ thấp trần để phân chia phòng bếp với khách đồng thời giấu các hệ thống kỹ thuật như điều hòa âm trần.

Thay đổi độ cao của sàn để phân chia không gian bếp và phòng khách

Sử dụng các vật liệu khác nhau để phân chia không gian: Ví dụ như thiết kế phòng bếp căn hộ chung cư sử dụng sàn đá để tiện lau chùi sạch sẽ, phòng ăn và khách ốp gỗ để tạo sự sang trọng.

Sử dụng vật liệu khác nhau để phân chia không gian là giải pháp hiệu quả 

Kết hợp màu sắc để phân chia không gian: Ví dụ sử dụng hai màu sơn kết hợp lại với nhau, chúng ta hoàn toàn có được 2 không gian riêng biệt được phân cách rõ ràng mà không cần sử dụng vách ngăn

Màu sắc tạo ra sự khác biệt cho không gian nội thất

Sử dụng nội thất làm vách ngăn: Ví dụ bạn có thể đặt một chiếc bàn ăn ở chính giữa ngôi nhà, vừa giống như một vách ngăn, nhằm cách không gian của phòng khách và phòng bếp với nhau. Cách này đã giúp cho việc tiết kiệm không gian, tạo cảm giác rộng rãi cho cả phòng khách và phòng bếp.

Sử dụng đồ nội thất làm vách ngăn giúp tiết kiệm

2.2 Bố trí tủ bếp hợp lý, thiết kế luồng làm việc thông minh khoa học

Với một căn bếp cơ bản, bạn có thể tham khảo các nguyên tắc thiết kế tủ bếp tối ưu công năng. Cụ thể là phân chia thành 5 khu vực chính bao gồm: Khu vực thực phẩm, cất giữ dụng cụ ăn, bồn rửa, sơ chế thực phẩm và bếp nấu.

Tuy nhiên, với căn bếp có diện tích nhỏ, bạn cần tính toán kỹ càng hơn về các thói quen sử dụng của mình để điều chỉnh bố cục cho hợp lý.

Xác định hợp lý vị trí từ khu lưu trữ thực phẩm đến bồn rửa và bếp sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức làm bếp.

Vị trí để dụng cụ ăn nên được đặt gần máy rửa bát hoặc khay úp bát đĩa để thuận tiện cất bát đĩa sau khi rửa xong. Khu vực bồn rửa có thể bố trí thêm thùng rác hoặc ngăn để chất tẩy rửa giúp tiết kiệm diện tích, thuận tiện trong quá trình dọn rửa, vệ sinh.

2.3 Lựa chọn các món đồ nội thất đa năng, gọn gàng

Các món đồ nội thất đa năng, gọn gàng sẽ là cứu cánh giúp những căn bếp nhỏ trở nên thông thoáng, tiện dụng hơn.

Sử dụng tủ bếp không có tay nắm

Trong không gian bếp chặt hẹp, loại tủ bếp không tay năm không những vừa đảm bảo thẩm mỹ, tiện dụng mà còn mang đến cho gia chủ một căn bếp an toàn. Thiết kế tủ bếp không tay nắm còn có tác dụng đánh lừa thị giác so với loại có tay nắm khác, tạo cho cảm giác căn bếp gọn gàng hơn.

Lắp tủ bếp kịch trần

Tủ bếp kịch trần là giải pháp tối nhằm tận dụng các không gian trống bên trên tủ bếp, đồng thời gia tăng diện tích lưu trữ. Ngoài ra, tủ bếp kịch trần còn hạn chế bám bụi bẩn ở bề mặt phía giúp tiết kiệm thời gian lau dọn.

Vì vị trí này cao hơn so với các module khác, đây là nơi lý tưởng để lưu trữ những món đồ ít được sử dụng, hoặc món đồ mà bạn không muốn nhìn thấy nhiều.

Tận dụng các loại phụ kiện tủ bếp

Ngày nay, có rất nhiều loại phụ kiện giúp giải quyết không gian bếp trở nên đa năng, tiện dụng và hiện đại hơn. Đối vơi các loại tủ bếp nhỏ hẹp, chúng ta càng cần phải sử dụng đến một số phụ kiện như ngăn kéo góc, tủ kho nhiều tầng,… để tối đa hóa khả năng lưu trữ.

2.4 Sử dụng hệ thông phân chia ngăn kéo

Hệ thống phân chia ngăn kéo giúp các thiết kế tủ bếp đầy đủ công năng mà vẫn đảm bảo được về mặt thẩm mỹ. Bộ khay chia ngắn kéo được thiết với nhiều ô chia lớn nhỏ khác nhau cho khả năng lưu trữ các vật dụng như dao, đùa, thìa ngay ngắn, gọn gàng. Thiết kế khay chia ngăn kéo vách cao dùng để cất các vật dụng như chảo, xoong, nồi,…

Bộ chia ngắn kéo có thể điều chỉnh theo những kích thước khau nhau giúp đồ đạc được sắp xếp hợp lý, tiết kiệm không gian và thời gian làm bếp.

2.5 Ứng dụng ngăn kéo đặc biệt để tận dụng không gian từng cm

Các khoang tủ bếp thường có chiều ngang tiêu chuẩn, tuy nhiên, tổng thể căn bếp sau khi thiết kế còn thừa lại một khoảng trống nhỏ sẽ khiến nhiều gia chủ băn khoăn. Do đó, hãy tận dụng triệt những chỗ trống này bằng một số loại ngăn kéo đặc biệt:

Ngăn kéo góc

Góc bếp là vị trí thường bị bỏ trống, do đó vị trí này nên được sử dụng ngăn kéo góc để tối đa hóa không gian lưu trữ. Tác dụng duy nhất của loại ngăn kéo này là giúp tiết kiệm không gian, nâng cao tính tiện nghi nhưng vẫn đảm bảo được thẩm mỹ.

Ngăn kéo góc giải pháp tận dụng góc tủ bếp chữ L hiệu quả

Ngăn kéo hẹp

Với khoảng cách chỉ khoảng 15cm, ngăn kéo hẹp có thể phát huy công năng làm kệ đựng gia vị như nước mắm, muối, dầu ăn,… không những gọn gàng mà còn làm tăng tính thẩm mỹ cho cả căn bếp.

Ngăn kéo hẹp đựng gia vị tiện dụng

Ngăn kéo chậu rửa

Kiểu thiết kế ngăn kéo dưới chậu rửa hình chữ U có thể cất giữ những chất tẩy rửa như xà phòng, khăn rửa bát, nước rửa bát mà không bị bừa bộn khắp trên mặt bàn bếp.

Ngăn kéo chữ U dưới khoang chậu rửa chén

2.6 Thu nhỏ chậu rửa

Chậu rửa lớn hai ngăn và mặt bàn lớn thường phổ biến với những diện tích lớn. Thiết kế này không phù hợp trong căn bếp nhỏ.

Trong một nhà bếp nhỏ, tốt nhất bạn nên sử dụng bồn rửa một hố thay vì bồn rửa hai hố rộng. Hoặc bồn rửa tích hợp không gian sơ chế sẽ rất tiện lợi vì nó kết hợp với những vật dụng trên quầy như thớt, khay ráo nước với chậu rửa.

Ngoài ra bạn có thể tận dụng khoảng trống mặt dựng bếp. Ở khu vực này, bạn có thể ứng dụng thanh treo, móc treo để treo các dụng cụ chế biến món ăn như thìa, vá, khăn lau, miếng nhấc nồi…

Trên đây là những giải pháp đơn giản những giúp căn bếp trở nên thông thoáng, rộng rãi hơn. Hi vọng giúp ích cho các gia đình trong việc thiết kế hoặc sửa sang phòng bếp, mang lại cảm hứng nấu ăn mỗi ngày.

Hãy kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn nhiều hơn nữa
090 6789 314
noithattubepidom@gmail.com
314 Nguyễn Hữu Thọ - Phường Khuê Trung - Quận Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng
8:00 AM - 6:00 PM
Yêu cầu tư vấn