Các vấn đề phổ biến khi ứng dụng vật liệu trong thi công nội thất

Thi công nội thất đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về vật liệu sử dụng. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp khi ứng dụng vật liệu phổ biến trong thi công nội thất, cùng với các giải pháp để khắc phục chúng.

Thi công nội thất đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về vật liệu sử dụng. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp khi ứng dụng vật liệu phổ biến trong thi công nội thất, cùng với các giải pháp để khắc phục chúng.

Nhìn chung về vật liệu thi công nội thất sẽ có các loại vật liệu chính, phổ biến đó là: gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp và nhựa. Trong quá trình thi công nội thất đối với ba loại vật liệu trên sẽ gặp một số tình trạng như sau:

1. Gỗ tự nhiên dễ bị cong vênh

Gỗ tự nhiên có thể bị cong vênh, biến dạng do tác động của độ ẩm và nhiệt độ, gây ảnh hưởng đến hình dáng và cấu trúc của sản phẩm nội thất. Để giải quyết vấn đề này bạn có thể thực hiện các biện pháp như:

Lựa chọn gỗ chất lượng: chọn gỗ có độ ẩm ổn định và chất lượng tốt, giảm nguy cơ bị cong vênh như: gỗ gõ đỏ , gỗ óc chó, giáng hương..

Sử dụng gỗ đã được xử lý: Sử dụng gỗ đã qua quá trình sử lý chống cong vênh để tăng độ ổn định cho sản phẩm như sử dụng công nghệ biến tính gỗ.

Kiểm soát độ ẩm: sử dụng các phần mền điều khiển độ ẩm, bảo quản gỗ trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm ổn định, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Áp dụng các biện pháp như làm phẳng, uốn cong hoặc nén gỗ khi cần thiết để khắc phục hình dạng bị lệch.

2. Gỗ công nghiệp dễ bị nấm mốc, mối mọt

Gỗ công nghiệp có khả năng bị mối mọt tấn công gây hỏng hóc cấu trúc và vẻ đẹp của sản phẩm. Đồng thời, gỗ cũng dễ bị nấm mốc do hấp thụ độ ẩm từ môi trường, đặc biệt tình trạng nấm mốc rất hay xảy ra kể cả đối với các loại ván gỗ chất lượng của đơn vị uy tín. Để ngăn chặn vấn đề này bạn có thể:

Đảm bảo điều kiện môi trường khô ráo và thoáng để ngăn chặn sự phát triển của mối mọt và côn trùng.

Thực hiện kiểm tra định kỳ và áp dụng các biện pháp phòng ngừa xử lý nhanh chóng mối mọt, côn trùng.

Tại những nơi có độ ẩm quá cao và mối mọt nhiều chúng ta nên thay thế bằng các vật liệu chống ẩm mốc, mối mọt như nhựa phủ Melamine hoặc nhựa phủ Laminnate.

3. Gỗ bị biến dạng phồng, nứt và co ngót

Gỗ có thể hấp thụ nước, gây ra sự phông, nứt và co ngót. Khi gỗ tiếp xúc trực tiếp với nước nó sẽ hấp thụ làm tăng kích thước sau đó co lại khi khô, gây ra các vết nứt và biến dạng. Điều này đặc biệt xảy ra khi gỗ không được xử lý chống thấm hoặc có độ ẩm cao trong môi trường.

Để tránh những vấn đề này khi tiếp xức với nước, cần áp dụng các biện pháp bảo vệ và xử lý chống thấm cho nội thất gỗ. Bảo vệ bề mặt bằng gỗ bằng sơn, chất phủ hoặc chất chống nước là một cách thường được sử dụng để ngăn ngừa nước thấm vào cốt gỗ. Đồng thời cần duy trì môi trường nội thất khô ráo và thoáng để ngăn chặn sự hấp thụ nước của gỗ.

Hoặc sử dụng vật liệu chống nước như nhựa chuyên dụng.

4. Vật liệu nhựa khả năng chịu lực không cao

Vật liệu nhựa thường có khả năng chịu lực kém hơn so với gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Để khắc phục tình trạng trên chúng ta cần áp dụng các biện pháp như sau:

Tối ưu hóa thiết kế: Thiết kế sản phẩm sao cho tải trọng được phân bố đều, chia nhỏ module và gia cố thêm vách, tấm tầng đối với những nơi chịu tải trọng nặng, không nên làm các hệ module quá dài.

Lựa chọn các loại vật liệu nhựa cao cấp, không sử dụng nhựa Đài Loan có cấu trúc rỗng.

5. Vật liệu không đồng màu

Trong quá trình thi công, có thể xãy ra tình trạng không đồng đều về màu giữa các tấm vật liệu làm mất tính thẩm mỹ và sư hài hòa của sản phẩm.

Ví dụ: Khi bạn làm một chiếc tủ áo với phần cửa tủ cần độ cứng, dễ va đập hay bị trầy xước thì bạn lựa chọn bề mặt Laminate để đảm bảo độ bền, phần thùng tủ và hậu tủ bạn muốn tiết kiệm chi phí nên chọn bề mặt Melamine, tuy nhiên vấn đề khiến bạn lo ngại là hai bề mặt này khác nhau mà bạn cần sự đồng bộ, để không gian nội thất đẹp và thẩm mỹ hơn, đảm bảo sự đồng nhất trong thiết kế.

Để giải quyết vấn đề này, bạn cần kiểm tra và lựa chọn vật liệu trước khi sử dụng đề đảm bảo tính nhất quán về màu sắc. Hiện nay, đối với gỗ công nghiệp An Cường thì giải pháp đối với xu hướng đồng màu đang được đề cao với nhiều bộ sưu tập như MFC và Melamine đồng màu, Melamine và Acrylic đồng màu, Melamine và ván sàn đồng màu…

Ngoài vật liệu gỗ công nghiệp đồng màu, thì vật liệu nhựa phủ Melamine hoặc Laminate đồng màu cũng đang được nhiều khách hàng quan tâm.

6. Vật liệu bị xuống màu

Gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp hoặc da, sơn…có thể bị bay màu, xuống màu do ánh sáng mặt trời hoặc các yếu tố môi trường khác. Để ngăn chặn tình trạng này bạn có thể sử dụng vật liệu chống tia UV, ánh sáng mặt trời.

Đặc biết đối với những khu vực ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện thời tiết việc vật liệu có thể chống lại được sự biến đổi khí hậu và tránh sự bay màu trở thành yếu tố quan trọng tại khu vực này chúng ta có thể sử dụng ván ngoài trời Plywood vào tấm lam trang trí ngoài trời, cửa ngoài trời, bàn ngoài trời. Sử dụng rèm cửa hoặc mái che để bảo vệ.

7. Vật liệu bị biến dạng do nhiệt độ

Đối với các tòa nhà thương mại, trung tâm mua sắm, công trình công cộng, công trình công nghiệp,..việc sử dụng các vật liệu dễ bắt lửa, không có khả năng chống cháy là rất nguy hiểm.

Để giải quyết tình trạng này bạn cần sử dụng các vật liệu chịu nhiệt cho hạn mục này như tấm chống cháy MGO của An Cường là giải pháp hợp lý. Chúng ta có thể ứng dụng nó để thi công trần và vách ngăn, các tủ điện..v.v đây là vật liệu chống cháy, chịu ẩm, cách âm tốt, chống côn trùng và có độ bền cao.

Mỗi khó khăn về vật liệu đều có thể có nhiều giải pháp khác nhau để giải quyết tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Việc lựa chọn vật liệu chất lượng và có kế hoạch thi công cẩn thận là chìa khóa đối phó với những khó khăn này trong thi công nội thất.

Hãy kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn nhiều hơn nữa
090 6789 314
noithattubepidom@gmail.com
314 Nguyễn Hữu Thọ - Phường Khuê Trung - Quận Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng
8:00 AM - 6:00 PM
Yêu cầu tư vấn