Những sai lầm cần tránh khi làm tủ bếp: Tối ưu hóa thiết kế và chất lượng

Làm tủ bếp là một quy trình quan trọng trong việc thiết kế ngôi nhà hoàn hảo. Tuy nhiên, nhiều người dễ dàng mắc phải những sai lầm khi thực hiện, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, sử dụng cũng như tiêu tốn thời gian và chi phí. Dưới đây là một danh sách những sai lầm phổ biến cần tránh khi làm tủ bếp, giúp bạn tối ưu hóa thiết kế và chất lượng cho không gian bếp gia đình.

Làm tủ bếp là một quy trình quan trọng trong việc thiết kế ngôi nhà hoàn hảo. Tuy nhiên, nhiều người dễ dàng mắc phải những sai lầm khi thực hiện, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, sử dụng cũng như tiêu tốn thời gian và chi phí. Dưới đây là một danh sách những sai lầm phổ biến cần tránh khi làm tủ bếp, giúp bạn tối ưu hóa thiết kế và chất lượng cho không gian bếp gia đình.

1. Sử dụng vật liệt lót sàn nhà bếp chưa phù hợp

Lỗi đầu tiên đó chính là việc các gia chủ lựa chọn những sản phẩm lát sàn không phù hợp, như bạn đã biết gỗ công nghiệp là một trong những loại vật liệu mà được rất nhiều gia đình lựa chọn bởi những ưu điểm mà nó mang lại, tuy nhiên khi chúng ta lựa chọn sàn gỗ công nghiệp cho khu vực bếp thì không phù hợp bởi vì khu vực bếp bạn thường phải chế biến nhiều chính vì vậy khả năng tiếp xúc với nước rất cao do đó nên lựa chọn những sản phẩm như gạch hoặc đá ở khu vực bếp thì sẽ mang lại độ bền cho phần sàn ở khu vực này hơn.

Tuy nhiên nếu mọi người vẫn muốn sử dụng sàn gỗ công nghiệp cho khu vực bếp thì có thể lựa chọn những sản phẩm gỗ có chất lượng cao. Hiện nay cũng có một số loại sàn gỗ có khả năng chống thấm, chống ẩm khá tốt, chính vì vậy bạn vẫn có thể sử dụng sàn gỗ cho khu vực bếp tuy nhiên không nên lựa chọn những sản phẩm kém chất lượng, giá rẻ bởi vì trong quá trình sử dụng tiếp xúc với nước lâu ngày có thể bị bong tróc và cong vênh cho khu vực sàn căn bếp nhà mình.

2. Khoảng cách giữa các thiết bị bếp không hợp lý

Lỗi thứ 2 là khoảng cách giữa các thiết bị điện không hợp lý, trong quá trình làm việc chúng tôi đã gặp phải một số trường hợp bố trí không hợp lý như: để tủ lạnh ngay sát lò nướng hoặc lò vi sóng mà không có một khoảng hở nào như vậy thì khi bạn sử dụng chỉ trong một thời gian ngắn thôi có thể ảnh hưởng đến các thiết bị như hỏng tủ lạnh hoặc hỏng lò vi sóng. Ngoài ra thì việc thiết kế bếp theo tam giác công năng cũng rất quan trọng.

Bên cạnh đó bạn nên để ý việc để bếp nấu và bồn rửa phải có khoảng cách nhất định để có thể thao tác thuận lợi hơn. Còn đối với lò nướng hoặc lò vi sóng bạn có thể bố trí ở dưới khu vực bếp điện hoặc làm thêm hệ tủ lò để bố trí vào.

Ngoài ra thì còn tùy vào một số thiết kế  tủ bếp khác nhau mà các bạn đặt thiết bị bếp sao cho hợp lý. Nếu như bạn gặp một số vấn đề khó khăn trong quá trình thiết kế hệ tủ bếp thì có thể liên hệ với IDOM để chúng tôi có thể hỗ trợ thiết kế làm sao cho việc bạn bố trí các thiết bị điện có khoảng cách hợp lý nhất và thuận tiện nhất.

3. Bồn rửa không tiện lợi

Lỗi thứ 3, bồn rửa không tiện lợi – bồn rửa là nơi mang lại sự tiện lợi cũng như là hữu ích trong quá trình chúng ta sơ chế, dọn rửa…do đó khu vực bồn rửa nên sử dụng các loại vật liệu chịu nhiệt tốt cũng như độ sâu của bồn rửa phải phù hợp, thường chậu rửa nên có độ sâu từ 21 – 23cm bởi vì nếu mà sâu quá thì khi thao tác phải cúi người gây đau lưng còn khi nông quá thì nước sẽ bị bắn ra ngoài.

4. Để hở phần chân tủ bếp dưới

Lỗi thứ tư, đây là lỗi sẽ dễ gặp phải đối với gia đình tự thiết kế tủ bếp đó chính là để hở phần chân tủ bếp, với quan điểm để hở để có thể dễ dàng vệ sinh, tuy nhiên khi chúng ta sử dụng rồi thì mới thấy việc để hở phần này còn khó vệ sinh hơn rất nhiều ngoài ra còn là nơi để vi khuẩn, gián, chuột..có thể ẩn nấp rất mất vệ sinh cho khu vực bếp. Chính vì vậy việc thêm phần đế tủ bếp, chân tủ bếp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cũng như tăng tính thẩm mỹ cho căn bếp.

5. Ánh sáng chưa phù hợp

Thứ 5, đó là ánh sáng của khu vực bếp, ánh sáng là một yếu tố rất quan trọng nếu thiếu ánh sáng thì sẽ gây rất nhiều bất tiện trong quá trình nấu ăn và chế biến do đó nếu căn bếp đủ ánh sáng thì sẽ rất ấm cúng và rất thuận tiện cho công việc bếp núc. Việc đơn giản để khắc phục việc thiếu ánh sáng đó là lắp thêm đèn với công suất phù hợp.

6. Lắp tủ bếp vào tường kém chịu lực

Lỗi thứ 6 cũng là lỗi cuối cùng, mà bạn tuyết đối không nên gặp phải đó là việc lắp hệ tủ bếp vào những bức tường kém chịu lực. Việc bạn lắp tủ bếp vào những bức tường như tường thạch cao hoặc tường cũ đã xuống cấp là điều không khả thi bởi trong quá trình sử dụng có thể gây ra rất nhiều rắc rối thậm chí là gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Khi làm tủ bếp, hãy tránh những sai lầm trên để đảm bảo tính thẩm mỹ, chất lượng và tiện ích của ngôi nhà. Sử dụng những gợi ý và lời khuyên trên sẽ giúp bạn tối ưu hóa thiết kế tủ bếp và cải thiện hiệu quả căn bếp nhà bạn một cách hoàn hảo nhất.

tủ bếp, thiết kế tủ bếp, lỗi khi thiết kế bếp, sai lầm khi thiết kế bếp, lỗi thiết kế tủ bếp, sửa lỗi thiết kế bếp, kinh nghiệm làm bếp, tủ bếp công năng

Hãy kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn nhiều hơn nữa
090 6789 314
noithattubepidom@gmail.com
314 Nguyễn Hữu Thọ - Phường Khuê Trung - Quận Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng
8:00 AM - 6:00 PM
Yêu cầu tư vấn