Có nên làm tủ quần áo kịch trần? Giải pháp mới cho các thiết kế kịch trần

Có nên làm tủ quần áo kịch trần không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người chuẩn bị thiết kế nội thất nhà ở muốn hỏi. Vậy loại tủ này có những ưu điểm vượt trội nào? Hạn chế gì? Có nên thiết kế tủ quần áo này không? Liệu có giải pháp mới nào cho các thiết kế kịch trần hay không? Hãy cùng theo dõi video sau nhé!

Có nên làm tủ quần áo kịch trần không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người chuẩn bị thiết kế nội thất nhà ở muốn hỏi. Vậy loại tủ này có những ưu điểm vượt trội nào? Hạn chế gì? Có nên thiết kế tủ quần áo này không? Liệu có giải pháp mới nào cho các thiết kế kịch trần hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

1. Tủ quần áo kịch trần là gì?

Tủ quần áo kịch trần là loại tủ có chiều cao đến trần nhà. Vì thế mà loại tủ này có diện tích lưu trữ vô cùng lớn so với tủ quần áo thông thường. Đây là giải pháp hữu ích cho không gian nhỏ hẹp.

Nếu tủ quần áo thông thường có chiều cao khoảng 2m – 2,2m thì tủ quần áo kịch trần là 2m8 đến 3m hoặc hơn nữa. Vì vậy tầng của tủ quần áo này cao thêm khoảng 60cm - 80cm hoặc cao hơn.

Tủ quần áo kịch trần được chia thành nhiều tầng, các tầng dưới giống như tủ quần áo thông thường. Tầng trên cùng thường thiết kế riêng với nhiều công dụng như làm nơi cất chăn, gối màn, quần áo trái mùa, ít sử dụng tới.

Hiện nay trên thị trường tủ quần áo kích trần phổ biến với 2 chất liệu là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Nhưng gỗ tự nhiên thường có giá thành cao dễ bị cong vênh, nứt vỡ khi làm cánh tủ có kích thước lớn nên gỗ công nghiệp được lựa chọn nhiều hơn.

2. Ưu điểm và nhược điểm của tủ quần áo kịch trần

Ưu điểm

Phát huy tối đa công năng: Mẫu tủ quần áo kịch trần này mang lại vẻ đẹp sang trọng, bắt mắt và lôi cuốn. Thiết kế bằng chiều cao nhà nên không làm không gian trở nên quá trống trải.

Thể hiện sự sang trọng và hiện đại: Thiết kế tủ đơn giản với những họa tiết tự nhiên kết hợp với các tông màu đơn sắc tạo nên không gian hiện đại, sang trọng và hài hòa, thường đa phần các tủ quần áo kịch trần đều thiết kế theo kiểu cửa lùa, đơn giản nhưng không kém phần sang trọng.

Tạo không gian lưu trữ lớn: với thiết kế chạm trần, dạng tủ này cho phép khai thác triệt để không gian lưu trữ đồ đạc.

Dễ vệ sinh lau chùi: Dạng tủ quần áo này sẽ ít bị bám bụi do nóc tủ đã được làm sát trần, không có khe hở để bụi bám vào.

Dễ phối hợp với những món nội thất khác: Có thể kết hợp tủ này với các nội thất khác trong phòng như giường ngủ, bàn trang điểm, kệ sách…tạo sự mới lạ, độc đáo cho không gian.

Nhược điểm

Đòi hỏi thiết kế và thi công có độ chính xác cao: Vì phủ tường nên khi làm tủ, thợ thi công cần phải đo đạc kích thước trần nhà, không gian để tủ sau khi hoàn thành phải vừa vẹn với không gian.

Giá thành cao: Do kích thước và cách thiết kế nên cần dụng một lượng lớn gỗ và quá trình thi công tốn nhiều thời gian hơn.

Không phù hợp với phòng ngủ có trần quá cao: Đây là điểm hạn chế của loại tủ này nếu như không gian phòng quá cao (cao hơn 3m)

Không dễ di chuyển nếu có nhu cầu.

3. Có nên làm tủ quần áo kịch trần không?

Có nên làm tủ quần áo kịch trần không? Đây là điều nhiều người băn khoăn.

Câu trả lời là viêc dùng tủ quần áo có chiều cao vượt trội như tủ quần áo kịch trần này tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu sử dụng của gia chủ. Cũng xem xét không gian phòng ngủ có thật sự phù hợp với loại tủ quần áo này không.

Ví dụ: gia chủ muốn dùng tủ quần áo kịch trần nhưng độ cao phòng ngủ quá cao cũng không được. Nhưng nếu không gian quá nhỏ, đồ đạc quá nhiều thì gia đình thì nên sử dụng tủ quần áo kịch trần để tăng không gian lưu trữ.

Vậy khi nào cần nên làm tủ quần áo kịch trần?

  • Tường phòng ngủ nên cao từ 2m8 đến 3m
  • Nếu phòng ngủ có diện tích nhỏ mà đồ đạc, quần áo, chăn ga lại nhiều. Việc sử dụng tầng 2 để cất đồ đông, hè sẽ làm tăng thêm sự ngăn nắp, tiện nghi cho không gian.
  • Phòng ngủ chung cư có diện tích khiêm tốn, việc sử dụng loại tủ quần áo này vô cùng tốt. Vì đa phần loại tủ này không thể di chuyển nên việc ở một nơi cố định như thiết kế chung cư là hoàn hảo.

4. Lưu ý khi đóng tủ quần áo kịch trần

Thứ nhất, nên tìm đơn vị đóng tủ quần áo và các đồ nội thất gỗ công nghiệp hoặc gỗ tự nhiên uy tín.

Thứ hai, nên nắm được các kích thước cơ bản để yêu cầu bên thiết kế giúp cho nhà bạn có một chiếc tủ tiện lợi nhất.

Thứ ba, nên cân nhắc kỹ nhu cầu sử dụng mà thiết kế các hộc, ngăn, buồng sao cho phù hợp.

Cuối cùng, thiết kế thẩm mỹ sao cho hài hòa với toàn không gian. Chẳng hạn nếu phòng ngủ mang phong cách đơn giản thì gia chủ nên chọn các kiểu thiết kế, màu sắc sao cho phù hợp với không gian.

5. Giải pháp ván vượt khổ cho các thiết kế kịch trần

Xu hướng thiết kế tủ quần áo kịch trần đang được đánh giá là thiết kế thông minh, hữu dụng. Nếu như trước đây, khổ ván thông thường có kích thước thông thường là 1220x2440mm trong khi trần nhà một căn hộ chung cư dao động khoảng 2m8 – 3m thì các đơn vị phải nối ván để làm các tủ có thiết kế kịch trần.

Giải quyết vấn đề trên thì An Cường đã đem đến giải pháp ván vượt khổ với đủ loại chất liệu từ Laminate, Acrylic đến Veneer. Bên cạnh ưu điểm tạo sự liền mạch trong thiết kế, ván vượt khổ còn giúp hạn chế tình trạng lãng phí vật liệu.

Như vậy việc có nên làm tủ quần áo kịch trần hay không đã được trả lời trong bài viết trên. Ngoài ra gia chủ nên chọn tủ kịch trần phù hợp với sở thích, phong cách, chi phí của không gian và sở thích của gia chủ. 

Hãy kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn nhiều hơn nữa
090 6789 314
noithattubepidom@gmail.com
314 Nguyễn Hữu Thọ - Phường Khuê Trung - Quận Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng
8:00 AM - 6:00 PM
Yêu cầu tư vấn