Các mã báo lỗi thường gặp ở bếp từ và cách khắc phục

Khi sử dụng bếp từ, bạn có thể gặp phải một số lỗi làm gián đoạn quá trình nấu nướng. Hôm nay, IDOM sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về các lỗi thường gặp ở bếp từ cũng như cách khắc phục hiệu quả thông qua bài viết này nhé!

Các mã báo lỗi trên bếp từ có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất và model sản phẩm. Dưới đây là một số mã lỗi phổ biến trên bếp từ:

1. Lỗi E0

Nguyên nhân:

Khi bếp bật nhưng không có nồi trên vùng nấu hoặc nồi nấu không tương thích với bếp từ. Kích thước nồi/ chảo không phù hợp với vùng nấu (quá to hoặc quá nhỏ)

Cách khắc phục:

Kiểm tra và đặt nồi phù hợp lên bếp từ để khắc phục lỗi này. Nếu bạn đã thử thay thế bằng một dụng cụ nấu phù hợp nhưng bếp vẫn gặp lỗi thì hãy tắt nguồn điện của bếp trong 30 giây và sau đó bật lại.

2. Lỗi E1

Nguyên nhân:

Lỗi này thường phát sinh khi bếp hoạt động ở công suất cao trong thời gian dài, gây quá tải cho quạt làm mát. Hệ thống cảm biến trên bếp từ sẽ tự động ngắt hoạt động giúp tránh tình huống nguy hiểm, bảo vệ thiết bị khỏi hỏng hóc do quá tải và quá nhiệt.

Cách khắc phục:

Bạn hãy tắt bếp, sau đó kiểm tra nguồn điện để chắc chắn rằng hiệu điện thế ổn định thì bật bếp nấu ăn trở lại. Bạn có thể sử dụng một ổn áp để làm giảm hiệu điện thế đến mức phù hợp với bếp từ.

Nếu lỗi này vẫn còn, bạn hãy tắt và liên hệ với đơn vị sửa chữa bảo hành để được hỗ trợ xử lý sự cố.

3. Lỗi E2

Nguyên nhân:

Lỗi này hiển thị khi nhiệt độ của nồi quá cao, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng và gây ảnh hưởng đến thiết bị bên trong của bếp điện từ hoặc để nồi không trên bếp quá lâu. Nồi nấu sử dụng không bắt từ. Đường kính nồi quá nhỏ so với vùng nấu.

Cách khắc phục:

Kiểm tra dụng cụ nấu ăn, không để nồi trống lên vùng nấu khi bếp đang hoạt động. Nếu nhiệt độ trong nồi quá cao, hãy nhấc dụng cụ ra khỏi bếp, để nguội. Sau đó, bạn có thể cẩn thận đặt nồi lên bếp và tiếp tục quá trình nấu nướng.

Sau khi thực hiện các bước trên, bếp từ vẫn báo lỗi. Lúc này, bạn hãy kiểm tra nguồn điện. Nếu nguồn điện cao hơn 220V, bạn nên sử dụng ổn áp để dòng điện ổn định.

Tuy nhiên trong quá trình lắp đặt cần lưu ý ngay điều này để bếp từ có thể hoạt động ổn định. Nếu lắp đặt bếp từ với nguồn điện không ổn định, tuổi thọ thiết bị có thể bị suy giảm.

4. Lỗi E3

Nguyên nhân:

  • Nhiệt độ bếp từ quá cao.
  • Lỗ thông gió bị bịt kín.
  • Quạt tản nhiệt ngưng hoạt động hoặc bị hỏng.

Cách khắc phục:

Bạn hãy tắt bếp điện từ, kiểm tra xem lỗ thông gió có bị bịt kín hay không, nếu có thì lấy các vật cản ra để bếp giảm nhiệt.

Bạn kiểm tra quạt có hoạt động không, nếu bị hỏng hay trục trặc thì hãy liên lạc với đơn vị cung cấp bảo hành.

5. Lỗi E4

Nguyên nhân:

Lỗi này thường liên quan đến vấn đề với cảm biến nhiệt độ trên bếp từ như nhiệt độ bếp quá nóng hoặc vượt ngưỡng an toàn.

Cách khắc phục:

Bạn cần giảm nhiệt và tắt bếp. Trong trường hợp do dụng cụ nấu quá nóng, hãy chờ tối thiểu 10 phút để nồi và bếp nguội. Sau đó, bạn mới có thể tiến hành nấu tiếp.

6. Lỗi E5

Nguyên nhân:

  • Do đun nấu các dụng cụ trên bếp từ liên tục trong thời gian dài với công suất cao, khiến cho bộ phận cảm biến nhiệt bị quá tải.
  • Do bếp từ sinh ra điện áp tự cảm trên mâm nhiệt quá lớn hoặc không chịu được điện tải tối đa của IGBT quá cao.
  • Bếp từ đã sử dụng quá lâu, có tuổi thọ cao, linh kiện bị hao mòn hoặc đã hết hạn sử dụng.

Cách khắc phục:

Bạn nên để dụng cụ nấu ra khỏi bếp, ngắt nguồn điện và để bếp nguội trong khoảng từ 10 - 15 phút.

7. Lỗi E6

Nguyên nhân:

Quạt tản nhiệt trên bếp từ gặp vấn đề dẫn đến việc không làm mát được mạch và linh kiện điện tử bên trong. Khi đó, bếp sẽ báo lỗi E6.

Cách khắc phục:

  • Tắt bếp và lấy các dụng cụ nấu ra khỏi bếp từ.
  • Kiểm tra quạt tản nhiệt bếp xem nó có hoạt động bình thường không.
  • Kiểm tra các lỗ thoát khí, thông hơi xung quanh bếp và đảm bảo chúng không bị bít, tắc.
  • Đảm bảo môi trường xung quanh bếp hoàn toàn thông thoáng.
  • Để bếp nghỉ 10 - 15 phút. Sau khi bếp nguội, bạn có thể bật và sử dụng lại bình thường.

8. Bếp từ không nhận nồi

Nguyên nhân:

  • Chất liệu nồi không tương thích với bếp từ. Một số chất liệu nồi nấu không thích hợp cho việc sử dụng bếp từ bao gồm nhôm, thủy tinh, đất,...
  • Nếu bạn đặt nồi hoặc chảo không đúng vị trí trên vùng nấu, bếp từ sẽ cảnh báo lỗi và không hoạt động.
  • Đáy nồi không bằng phẳng, bị cong hoặc bị vênh.
  • Lỗi công suất điện của bếp. Khi bếp không nhận diện nồi, có thể là do công suất hoạt động của bếp không phù hợp với nguồn điện, hiệu điện thế trong quá trình lắp đặt.
  • Hỏng cảm biến IC. Nếu cảm biến IC trong bếp từ bị hỏng, vùng nấu sẽ không thể nhận diện nồi nấu và hoạt động bình thường.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra loại nồi phù hợp với bếp từ như nồi được làm từ các chất liệu inox cao cấp 430, men sắt, thép không gỉ,..
  • Đảm bảo rằng nồi được đặt đúng vị trí trên bếp từ, đáy nồi bằng phẳng.
  • Lựa chọn bếp từ phù hợp với hiệu điện thế được sử dụng tại Việt Nam.
  • Thay thế cảm biến IC.

9. Bếp từ không nóng

Nguyên nhân:

Nguồn điện không ổn định. Điện áp quá thấp sẽ làm cho bếp từ không có đủ năng lượng để sinh nhiệt, làm nóng nồi, chảo. Tụ điện lọc nguồn 5uF hoạt động kém hiệu quả, khả năng điện dung giảm, năng lượng điện thấp. Sò công suất IGBT chết, cầu chì sẽ bị cháy hoặc aptomat bị nhảy từ đó bếp từ không thể hoạt động hiệu quả. Dụng cụ nấu không tương thích với bếp từ.

Cách khắc phục:

  • Hãy kiểm tra hiệu suất nguồn điện. Nếu không phù hợp, hãy thay thế nguồn điện đủ lớn để đảm bảo bếp từ có thể hoạt động bình thường và hiệu quả.
  • Thay thế tụ điện lọc nguồn 5uF.
  • Thay thế IGBT.
  • Sử dụng dụng cụ nấu tương thích với bếp từ.

10. Không bật bếp từ được

Nguyên nhân:

  • Đứt cầu chì: Bếp từ ngừng hoạt động khi cầu chì bị đứt để ngăn quá tải và nguy cơ cháy nổ.
  • Sò công suất hỏng: Sò công suất quản lý công suất của bếp, hỏng sẽ làm bếp hoạt động không đúng.
  • Hỏng tụ điện: Tụ điện hỏng làm nguồn điện không ổn định, gây sự cố.
  • Lỗi IC bếp từ: IC hỏng có thể làm nguồn cấp điện cho bếp bị ngắt, gây sự cố.
  • Tụ 275v-5uF nổ: Tụ nổ gây sự cố do không cung cấp năng lượng đúng cách.
  • Cảm biến mâm nhiệt hỏng: Cảm biến mâm nhiệt lỗi làm bếp không nhận diện nhiệt độ, gây sự cố.

Cách khắc phục:

  • Trong trường hợp cầu chì bị đứt hoặc nổ, bạn cần xác định liệu nguồn cấp điện cho bếp từ là biến áp xung hay biến áp thường.
  • Nếu đó là biến áp thường, hãy kiểm tra sơ cấp còn trở kháng tốt không. Trở kháng sẽ ngừng hoạt động khi biến áp hỏng.
  • Nếu cầu chì hoạt động bình thường, khả năng cao là các bộ phận ở phía trên bếp đang bị hỏng và cần phải thay thế.

Hi vọng bài viết các mã báo lỗi thường hay gặp của bếp từ này sẽ giúp bạn xử lý nhanh, an toàn các sự cố trong quá trình sử dụng bếp từ. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn về bếp từ  hãy liên hệ ngay với IDOM để được hỗ trợ nhé!

Hãy kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn nhiều hơn nữa
090 6789 314
noithattubepidom@gmail.com
314 Nguyễn Hữu Thọ - Phường Khuê Trung - Quận Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng
8:00 AM - 6:00 PM
Yêu cầu tư vấn