Nét độc đáo tạo nên dấu ấn riêng của văn phòng phong cách nội thất công nghiệp (Industrial)

Phong cách Industrial trong thiết kế nội thất văn phòng đã không còn quá xa lạ đối với các công ty, doanh nghiệp. Với thiết kế mô phỏng lại các xưởng công nghiệp hiện đại, xu hướng này ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Vậy điều gì đã tạo nên dấu ấn riêng khó cưỡng của văn phòng phong cách nội thất công nghiệp.

Phong cách công nghiệp (Industrial) trong thiết kế nội thất văn phòng đã không còn quá xa lạ đối với các công ty, doanh nghiệp. Với thiết kế mô phỏng lại các xưởng công nghiệp hiện đại, xu hướng này ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Vậy điều gì đã tạo nên dấu ấn riêng khó cưỡng của văn phòng phong cách nội thất công nghiệp. Hãy cùng IDOM tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Văn phòng phong cách nội thất công nghiệp (Industrial) là gì?

Văn phòng phong cách công nghiệp hay còn có tên gọi khác là Industrial style ra đời tại các nước Châu Âu vào những năm đầu của thế kỹ XX, khi đó tại đây có rất nhiều nhà máy, công xưởng bỏ hoang. Nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân, các kiến trúc sư đã biến những nhà máy bỏ hoang này thành nơi tái định cư. Từ đó họ đã tạo ra một lối kiến trúc độc đáo, phá cách nhưng lại vô cùng tinh tế.

Văn phòng phong cách nội thất công nghiệp mang tới không gian táo bạo và độc đáo

Sau đó, phong cách nội thất công nghiệp ngày càng phát triển và không ngừng hoàn thiện nhưng vẫn dựa trên nền tảng những đặc trưng trước đó.

Có thể hiểu đơn giản văn phòng phong cách công nghiệp hướng tới sự thô sơ, đơn giản tập trung vào giá trị sử dụng, lược bỏ đi những chi tiết rườm ra, không cần thiết.

Nét độc đáo tạo dấu ấn riêng cho văn phòng phong cách nội thất công nghiệp (Industrial)

Phần trần, tường, sàn khi thiết kế văn phòng phong cách công nghiệp

Đối với phần trần, tường, sàn trong phong cách công nghiệp sẽ có sự khác biệt hơn so với các phong cách khác. Không gian làm việc trong phong cách này sẽ chú trọng và tập trung nhiều nhất ở phần tường, sàn và trần nhà. Những bức tường được giữ nguyên sơ, nhưng lại mang đến sự cuốn hút đặc biệt. Có thể sử dụng tường bê tông mài, gạch hoặc bờ tường bằng thạch cao để phân chia khu vực làm việc.

Không gian làm việc với phần trần, tường, sàn đậm chất phong cách thiết kế công nghiệp

Bên cạnh đó, trần nhà lại được thiết kế cao, có các ống dẫn điện, nước được để lộ, gắn vào tường và trần nhà. Về phần sàn nhà đa phần sẽ là bê tông tự nhiên được đánh bóng hoặc sàn gỗ cứng có độ bóng cao.

Tận dụng ánh sáng tự nhiên trong phong cách công nghiệp (industrial)

Ánh sáng trong bất kỳ phong cách hay không gian sống nào cũng rất cần thiết, đặc biệt là trong văn phòng phong cách công nghiệp. Việc tận dụng ánh sáng tự nhiên thông qua các khung cửa kính lớn sẽ giúp không gian được thông thoáng, giảm bớt cảm giác ngột ngạt khó thở, cải thiện tinh thần làm việc của nhân viên.

Tận dụng ánh sáng tự nhiên thông qua các cửa kính lớn

Bên cạnh đó, cần lựa chọn và bố trí nguồn sáng nhân tạo phù hợp để không gian có thêm chiều sâu và ấn tượng hơn.

Cách bố trí không gian trong văn phòng phong cách công nghiệp (industrial)

Bản chất của phong cách nội thất công nghiệp là hướng tới không gian thoáng đãng và rộng rãi, chính vì vậy khi thiết về văn phòng theo phong cách này các nhà thiết kế sẽ thiên về xu hướng mở, liên thông giữa các phòng ban với nhau, hạn chế các vách ngăn cứng. Nếu cần sự riêng tư thì chúng ta có thể bố trí các vách ngăn di dộng như kệ trang trí, tủ hồ sơ…

Phong cách công nghiệp ưu tiên các thiết kế không gian mở

Với việc làm việc trong một không gian mở sẽ giúp tăng khả năng kết nối giữa các thành viên đồng thời giúp các không gian trở nên rộng rãi và thông thoáng hơn.

Chất liệu sử dụng trong văn phòng phong cách nội thất công nghiêp

Vật liệu chính được sử dụng trong văn phòng thiết kế công nghiệp là kim loại, gỗ, đồ bọc da tạo nên nét đẹp khỏe khoắn, mộc mạc và gần gũi.

Màu sắc trong thiết kế văn phòng phong cách công nghiệp

Văn phòng phong cách nội thất công nghiệp chủ yếu sử dụng các gam màu trầm như trắng, đen, xám, màu gỗ…Không nên làm dụng quá nhiều màu sắc trong những thiết kế mang phong cách này nhằm tránh phá bỏ hoặc đánh mất đi những đặc trưng vốn có của phong cách công nghiệp.

Màu sắc chủ đạo trong phong cách công nghiệp thường là những gam màu trầm

Trên đây là những chia sẻ về văn phòng phong cách nội thất công nghiệp, hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn khám phá thêm được những nét độc đáo tạo nên giá trị của phong cách này. Nếu bạn cảm thấy hứng thú với phong cách công nghiệp hãy liên hệ với IDOM, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ bạn tạo nên một không gian làm việc ưng ý nhất.

Hãy kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn nhiều hơn nữa
090 6789 314
noithattubepidom@gmail.com
314 Nguyễn Hữu Thọ - Phường Khuê Trung - Quận Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng
8:00 AM - 6:00 PM
Yêu cầu tư vấn