Bếp ướt bếp khô là gì? Xu hướng phân chia nhà bếp đang thịnh hành

Xu hướng phân chia nhà bếp theo khu vực bếp ướt, bếp khô đang rất thịnh hành. Bởi đây là giải pháp tối ưu khi vừa tận dụng tối đa không gian cho công năng lưu trữ, vừa đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà. Vậy bếp khô, bếp ướt là gì? Kết hợp bếp ướt, bếp khô như thế nào để tạo ra gian bếp ưng ý [...]

Xu hướng phân chia nhà bếp theo khu vực bếp ướt, bếp khô đang rất thịnh hành. Bởi đây là giải pháp tối ưu khi vừa tận dụng tối đa không gian cho công năng lưu trữ, vừa đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà. Vậy bếp khô, bếp ướt là gì? Kết hợp bếp ướt, bếp khô như thế nào để tạo ra gian bếp ưng ý? Hãy cùng IDOM tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Bếp luôn được xem là trung tâm của ngôi nhà. Là nơi gắn kết tình thân thông qua những bữa cơm gia đình. Thiết kế bếp tuỳ vào sở thích, thói quen sinh hoạt của gia chủ mà có những tuỳ chỉnh phù hợp. Ngoài biên dạng như chữ I, chữ U, chữ L,… bếp còn được phân chia thành hai khu vực thường được gọi là bếp ướt và bếp khô. 

Hiểu đúng về bếp khô, bếp ướt?

1. Bếp ướt là gì?

Sở dĩ gọi là bếp ướt vì đây là nơi diễn ra hầu hết các công việc chuẩn bị nấu nướng. Thường là những công đoạn nặng và lộn xộn nhất. Ví dụ như sơ chế thịt cá hoặc chiên rán những món có mùi nồng.

Bồn rửa và máy rửa bát, các thiết bị nấu ăn bếp và lò nướng cũng được đặt trong khu vực này. Do tính chất của các hoạt động ở đây, bếp ướt đòi hỏi nhiều công sức để làm sạch và bảo dưỡng hơn so với bếp khô.

Về cách bố trí, bạn nên đặt bếp nấu càng gần cửa sổ càng tốt để thông gió tốt hơn. Ngay cả khi có máy hút mùi và/hoặc quạt thông gió, vị trí chiến lược sẽ giúp kích thích lưu thông không khí trong nhà bếp ướt và giảm thiểu mùi hôi, nấm mốc.

Ưu điểm

Ưu điểm đầu tiên là sẽ tránh được tầm nhìn từ những khu vực chính trong nhà khung cảnh chế biến lộn xộn. Khói và mùi không xâm nhập vào các khu vực khác trong nhà. Các mùi hôi nhà bếp được thoát ra ngoài qua cửa sổ và quạt hút của bếp.

Lưu ý: Nên để bếp ướt và bếp khô gần nhau để đảm bảo di chuyển dễ dàng giữa hai khu vực. Hãy nhớ rằng bếp ướt và bếp khô là nhà bếp song song sử dụng chung một số thiết bị như tủ lạnh, lò vi sóng, máy xay sinh tố, dao kéo, v.v. phục vụ mục đích nấu nướng hàng ngày.

Nhược điểm 

Như tên cho thấy, bếp ướt là một trong những khu vực ẩm ướt trong nhà. Vì thế có thể dẫn đến sự phát triển của nấm mốc.

Khu vực này cũng thường không được gọn gàng và bừa bộn do các hoạt động bao gồm nấu nướng, cắt thái và sự hiện diện của những dụng cụ bẩn cần được rửa sạch định kỳ.

Bếp ướt tạo ra nhiều bụi bẩn có xu hướng bám trên tường và tủ bếp. Vì thế đòi hỏi rất nhiều nỗ lực để làm sạch và bảo trì.

Khu vực bếp ướt thường không có máy lạnh.

2. Bếp khô là gì?

Bếp khô được sử dụng cho những công đoạn chuẩn bị bữa ăn nhẹ và gọn gàng hơn. Khu vực này được sử dụng cho các hoạt động “khô hơn” và đơn giản hơn. Chẳng hạn như làm bánh mì, cắt rau hoặc dùng hâm thức ăn bằng lò vi sóng.

Đây là nơi người ta thường đặt các thiết bị như tủ lạnh, máy pha cà phê và lò vi sóng. Khu vực này cũng yêu cầu làm sạch ít chuyên sâu hơn so với bếp ướt.

Ưu điểm

Bếp khô rất thoải mái vì thường được lắp máy lạnh. Và tạo thành một khu vực tương tác phụ trợ cho phòng khách và bếp. Người ta có thể dễ dàng trò chuyện và chuẩn bị bữa ăn cùng với gia đình. Và đây cũng có thể làm nhiệm vụ kép. Như một quầy bar và quầy ăn sáng với ghế đẩu và ghế quầy bar.

Vì bếp khô nhỏ và dễ bảo trì nên bạn có thể kết hợp các vật liệu làm mặt bàn hợp xu hướng và đắt tiền.

Bếp khô cần ít dọn dẹp hơn so với bếp ướt.

Nhược điểm 

Bếp khô nhỏ hơn nhiều so với bếp ướt.

Hầu hết các căn hộ không quy hoạch bếp khô và ướt riêng biệt. Do đó, nhà bếp khô cần phải được dọn ra khỏi các khu vực chung của nhà. Và dẫn đến một phòng khách hoặc phòng ăn nhỏ hơn.

Những lưu ý khi thiết kế bếp ướt và bếp khô

Một nhà bếp khô và ướt hiệu quả sẽ không chỉ giúp việc chuẩn bị thức ăn nhanh hơn nhiều mà còn dễ bảo quản hơn. Vậy làm sao để thiết kế được bếp khô bếp ướt một cách khoa học và hiệu quả? Dưới đây là một số điểm cơ bản cần lưu ý khi thiết kế bếp khô và bếp ướt cho cả nhà thiết kế và chủ nhà.

Tạo phân vùng giữa 2 bếp

Xây dựng một vách ngăn bếp để ngăn cách giữa 2 khu vực khô và ướt. Bạn có thể sử dụng các vách ngăn dạng kính như cửa kính hay cửa trượt bằng kính – nó sẽ giúp mở rộng diện tích không gian bếp của bạn. Bên cạnh, thiết kế bếp với tông màu trắng nhất quán ở cả hai khu vực sẽ tạo ra một diện mạo đồng nhất và liền mạch.

Tối ưu chức năng của bếp khô và bếp ướt

Bếp khô thường có diện tích nhỏ hơn so với bếp ướt. Bếp ướt nên được bố trí trong một không gian hạn chế, sao cho không thể nhìn thấy khu vực này từ các vị trí phòng khách và phòng ăn. Theo phong cách thiết kế bếp mở thì bếp khô nên được trang trí hài hòa với cả phòng khách và phòng ăn.

Dễ dàng di chuyển và tiếp cận đồ dùng giữa bếp khô và bếp ướt

Cả hai nhà bếp nên được bố trí gần nhau để có thể di chuyển dễ dàng từ khu vực này sang khu vực khác. Và cũng phải dễ dàng tiếp cận các thiết bị dùng chung được sử dụng hàng ngày như lo vi sóng, máy xay, máy nướng bánh mì và bếp nướng,….

Thiết kế không gian dễ bảo trì

Vì nhà bếp ướt được dành riêng cho việc nấu nướng nhiều dầu mỡ nên khu vực này có xu hướng dễ bị hư hại. Dầu mỡ và bụi bẩn dễ bám vào tường, bàn và tủ bếp. Nếu chúng ta không lau dọn kỹ lưỡng thì sau một thời gian sử dụng sẽ dễ phát sinh nấm mốc và vi khuẩn. Do đó, bạn hãy ốp tường bếp bằng đá hoặc kính với ưu điểm là dễ vệ sinh. Còn đối với tủ bếp thì bạn có thể lựa chọn lớp phủ mờ có khả năng chống bám vân tay tốt.

Bên cạnh đó, mặt bếp của bếp khô và ướt nên lựa chọn các vật liệu chất lượng cao hơn như đá nhân tạo solid surface hoặc đá nhân tạo gốc thạch anh, với độ bền, độ cứng cao cùng khả năng chống thấm nước, chống bám bẩn và kháng khuẩn tối ưu sẽ giúp bếp nhà bạn luôn trong tình trạng tối ưu nhất.

Đảm bảo thông gió cho khu vực bếp

Khi thiết kế bếp, thông gió ở khu vực bếp ướt là vô cùng quan trọng. Thông gió  sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc. Vì vậy, để đảm bảo thông gió thích hợp, bạn nên đặt bếp ướt ở gần khu vực cửa số và sử dụng quạt thông gió, máy hút mùi để mùi thức ăn, khói, nhiệt và các chất ô nhiễm được thoát ra ngoài.

Bên cạnh đó, bếp khô là bếp không khói vì dùng để chế biến các món ăn đơn giản và không cần dùng đến lửa, nên có thể được đặt ở khu vực có điều hòa.

Dù là nhà ống, nhà cấp 4 hay nhà chung cư thì ý tưởng thiết kế bếp ướt và bếp khô đều thích hợp. Bạn có thể lựa chọn một phong cách độc đáo, sáng tạo cho căn bếp nhà mình như phong cách tối giản, hiện đại, phong cách công nghiệp, phong cách châu Âu… Mỗi căn bếp đều thể hiện cá tính riêng của gia chủ, vậy nên hãy trang trí mang đậm dấu ấn cá nhân nhé.

Khi thiết kế bếp ướt và bếp khô, hãy cố gắng dọn dẹp thường xuyên để căn bếp luôn gọn gàng, sạch sẽ. Đồ đạc được bố trí ở nơi dễ thấy, dễ lấy và ở vị trí an toàn với tất cả mọi người. Đừng quên thi công cửa sổ nhỏ có tác dụng thông gió, lấy sáng, khiến căn bếp bớt ám mùi thức ăn và sáng sủa hơn.

Hy vọng với những chia sẻ trên về khái niệm “bếp ướt bếp khô” và một số lưu ý khi thiết kế 2 khu vực bếp này sẽ giúp bạn có thể tham khảo và tạo nên cho mình một không gian bếp trong mơ.

Hãy kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn nhiều hơn nữa
090 6789 314
noithattubepidom@gmail.com
314 Nguyễn Hữu Thọ - Phường Khuê Trung - Quận Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng
8:00 AM - 6:00 PM
Yêu cầu tư vấn